Dùng máy lạnh ở 26 độ C
₋ Nhiệt độ ngoài trời và trong nhà chênh nhau từ 8 - 10 độ C là phù hợp với sự thích ứng của cơ thể người. Do đó, mùa nóng nên dùng máy lạnh ở mức 26 độ C. Dùng máy lạnh với nhiệt độ thích hợp giúp bạn tránh bớt các bệnh mùa hè như: ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt… Bạn cũng nên tập cho cơ thể mình biết cách chống nóng hoặc chống lạnh, và không bị sốc nhiệt khi từ phòng lạnh ra ngoài trời.
₋ Dùng máy lạnh làm không khí trong phòng mất nước. Do vậy bạn nên uống nhiều nước, bôi thêm kem dưỡng ẩm để chống khô da. Tốt nhất nên đặt một chậu nước trong phòng, thường xuyên lau sàn nhà bằng khăn ướt.
₋ Không nên vào phòng máy lạnh bạn đang còn nhiều mồ hôi do vận động, tập thể dục. Việc vội vàng vào phóng máy lạnh khi cơ thể còn mồ hôi gây cảm giác ớn lạnh, khô môi khô họng, nếu cơ thể yếu bạn có thể bị ốm.
₋ Khi từ trong phòng dùng máy lạnh ra bên ngoài nên mở cửa to và đứng ở cửa khoảng 2 - 3 phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ mới.
₋ Khi ngủ qua đêm với máy lạnh, bạn nên tắt máy lạnh, mở cửa ra để điều hòa lại không khí trong phòng với không khí bên ngoài, khoảng 5 – 10 phút sau mới ra ngoài để cơ thể không bị sốc nhiệt do việc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
₋ Bạn không nên ngồi trong phòng dùng máy lạnh quá lâu, với trẻ em không nên ở trong phòng máy lạnh quá 4 tiếng một lần, cứ 2 đến 3 tiếng nên cho bé ra ngoài. Trước khi cho bé ra ngoài nên tắt điều hòa để cơ thể bé dần thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Để giữ gìn sức khỏe cho bé, bạn nên vệ sinh phòng sạch sẽ, cho bé uống nhiều nước, nhỏ nước muối sinh lý vào mắt vào mũi bé, bật quạt nhẹ để cho phòng thông thoáng. Không nên để gió của máy lạnh thổi trực tiếp vào mặt bé, nhất là khi bé đang ngủ.
Bảo quản và làm sạch máy lạnh đúng cách
Dùng máy lạnh đúng cách và điều quan trọng nữa là bảo quản máy lạnh đúng cách để tăng độ bền và thời gian sử dụng của máy lạnh.
₋ Bạn không nên để dàn nóng ở vị trí có thể bị ánh nắng mặt trời chiếu vào, không để vật chắn ở trước quạt làm cản gió.
₋ Dàn lạnh của máy lạnh nên lắp ở vị trí có thể toả lạnh được đều ở khắp phòng và gió không bị cản trở.
₋ Dàn nóng và dàn lạnh nếu lắp gần nhau càng tốt, ống đồng nối 2 dàn càng ngắn càng đảm bảo nhiệt độ không bị tiêu hao ra môi trường bên ngoài, vừa kinh tế vừa tiết kiệm điện.
₋ Vệ sinh máy lạnh 1 tháng/lần hoặc thay tấm lọc mỗi tháng 1 lần cho sạch sẽ. Việc thường xuyên vệ sinh không những giúp nâng cao độ bền, thời gian sử dụng của máy lạnh mà còn hạn chế bụi, các vi khuẩn, nấm mốc sinh sống trong các bộ phận của máy lạnh gây hại cho sức khỏe.
₋ Nên đóng kín phòng khi sử dụng máy lạnh để tránh thoát nhiệt ra bên ngoài làm máy lạnh phải hoạt động liên tục, lãng phí điện. Khi tắt điều hòa, nên mở cửa để không khí điều hòa với môi trường ở trong phòng..
₋ Khi không sử dụng lâu ngày thì nên tắt hẳn nguồn điện tới máy lạnh để tránh điều hòa bị hư hỏng khi nguồn điện không ổn đinh hoặc mạch điện bị hư hại.